Cử tạ Việt Nam đừng ảo tưởng sức mạnh
Sáng 7.1, tiếp tục phiên họp 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc cuối tháng 2 tới.Báo cáo việc chuẩn bị kỳ họp bất thường thứ 9, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tập trung xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.Cụ thể là sửa đổi 3 luật Tổ chức Quốc hội, luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cùng đó là 3 nghị quyết về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026; nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI và nghị quyết giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.Ngoài ra, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội cũng sẽ tiến hành công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Ngoài 7 nội dung trên, Chính phủ cũng đề xuất 3 nội dung khác, bao gồm dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tuy nhiên, với cả 3 nội dung này, ông Tùng đều đề nghị Chính phủ làm rõ tiến độ hoàn thiện hồ sơ, tài liệu và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc có đưa vào kỳ họp bất thường hay không.Theo Tổng thư ký Lê Quang Tùng, kỳ họp bất thường thứ 9, dự kiến Quốc hội sẽ họp 4,5 ngày. Kỳ họp 9 sẽ khai mạc sau Hội nghị T.Ư Đảng và bế mạc vào cuối tháng 2. Trong đó, có bố trí thời gian từ 2 - 3 ngày nghỉ họp để các cơ quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua. Trường hợp trình Quốc hội 3 dự án luật mà Chính phủ đề xuất, thời gian Quốc hội dự kiến họp thêm khoảng 2 ngày.Theo Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng, đến nay, toàn bộ các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường thứ 9 đều đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, tài liệu. Một số nội dung chưa bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Cơ quan của Quốc hội chưa thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa cho ý kiến. Do đó, ông đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện hồ sơ, tài liệu gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, với dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, tới nay chưa có bất cứ thông tin gì để phục vụ công tác thẩm tra. Báo cáo thêm nội dung này, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đỗ Ngọc Huỳnh cho biết, về dự án này Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt, giao nhiệm vụ xây dựng báo cáo tiền khả thi và xin ý kiến cấp có thẩm quyền vào giữa tháng 1 này.Ông nói, Thủ tướng đã trực tiếp thị sát ở Lào Cai, quyết liệt chuẩn bị để trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 2 kịp khởi công toàn tuyến vào tháng 10.2025.Vẫn theo ông Huỳnh, Chính phủ xác định ngay trong năm 2025 tăng trưởng 8% nên bên cạnh các luật về tổ chức bộ máy các nội dung còn lại đều rất cấp thiết để phục vụ phát triển kinh tế. Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc đảm bảo thời gian trình và gửi xin ý kiến đại biểu các nội dung của kỳ họp, nhất là các nội dung nằm ngoài việc sắp xếp tổ chức bộ máy. "Tới giờ chưa có tờ giấy nào nằm trên bàn Ủy ban Thường vụ Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần khẩn trương chuẩn bị hồ sơ, đảm bảo tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. "Nếu chuẩn bị đầy đủ, chất lượng thì chúng tôi sẽ trình", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.T.Ư Đoàn trao tặng hơn 2 tỉ đồng giúp người dân vùng hạn mặn Bến Tre
VĐV Nguyễn Thùy Linh trị liệu phục hồi thư giãn cơ sau mỗi trận đấu tại phòng khám ACC
Tháng 5: Vì sao giá gas thế giới giảm mạnh mà trong nước chỉ giảm nhẹ?
Trên sân Pleiku, người hâm mộ chờ đợi một trận đấu bùng nổ, giàu cảm xúc khi Công Phượng có dịp đối đầu đội bóng cũ HAGL. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra trong hiệp 1. Chất lượng chuyên môn của hiệp đấu này không quá cao, khi CLB Bình Phước quá phụ thuộc vào Công Phượng và những đường lên bóng của đội bóng này trở nên dễ hóa giải. Trong khi đó, khi không được sử dụng các ngoại binh, HAGL cũng không quá vượt trội đối thủ hạng nhất.Trong một thế trận khá tẻ nhạt và đôi bên không có các tình huống phối hợp ấn tượng thì HAGL tạo ra sự khác biệt sau một tình huống cố định. Phút 21, từ cú đá phạt từ bên cánh phải của Minh Vương, bóng khẽ chạm đầu một cầu thủ CLB Bình Phước rồi tìm đến vị trí của Dụng Quang Nho. Sau đó, cựu tuyển thủ U.23 Việt Nam đệm bóng cận thành, mở tỷ số cho HAGL.Sang hiệp 2, thế trận gần như không có sự thay đổi nào. Hai đội vẫn tương đối bế tắc và CLB Bình Phước nhờ đến sai lầm của đối thủ để có bàn gỡ hòa. Phút 55, nỗ lực pressing của Hồ Tuấn Tài khiến Phan Đình Vũ Hải bối rối. Thủ môn của HAGL phá bóng nhưng bóng lại tìm đến vị trí của Công Phượng và tiền đạo này đã lập tức tận dụng cơ hội để ghi bàn. Đây cũng là bàn thắng ấn định tỷ số hòa 1-1 bởi trong khoảng thời gian còn lại của trận đấu, khả năng tấn công của cả HAGL lẫn CLB Bình Phước đều không có dấu hiệu khởi sắc. Hai đội buộc phải bước vào loạt đá luân lưu may rủi. HLV Lê Quang Trãi quyết định tung thủ môn Trần Trung Kiên, người vừa vô địch AFF Cup 2024 vào sân để bắt thay Vũ Hải. Và đây là quyết định sáng suốt. Trung Kiên đã cản phá thành công 2 quả đá 11 m của Huỳnh Tấn Sinh và Hồ Tuấn Tài, góp công lớn giúp HAGL giành chiến thắng 4-3 và đoạt vé vào tứ kết Cúp quốc gia. Cũng trong chiều 12.1, một trận đấu khác tại Cúp quốc gia cũng được định đoạt trong loạt đá luân lưu. Sau khi hòa nhau 1-1 trong 90 phút, CLB Ninh Bình giành chiến thắng 4-2 trước đội Bà Rịa Vũng Tàu.
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiệt Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận".Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc.Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn.Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.
Bao giờ tái lập mặt đường?
Trong đó tại TP.HCM, Nghị quyết cho phép xử lý về tiếp tục sử dụng đất, xác định giá đất, tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án tại số 39 - 39B Bến Vân Đồn (quận 4) trong kết luận thanh tra số 757/2021 của Thanh tra Chính phủ. Nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng đất để thực hiện dự án sau khi đã xử lý về hành chính, hình sự đối với các cá nhân, tổ chức có vi phạm, sai phạm, khắc phục hậu quả các vi phạm về kinh tế, thu hồi lợi ích vật chất do hành vi vi phạm theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.Xử lý về giá đất, tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án tại TP.HCM trong báo cáo kết quả kiểm tra số 332/2020 của Thanh tra Chính phủ. Thời điểm xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất đối với dự án 1.330 căn hộ trong báo cáo kết quả kiểm tra số 332/2020 được xác định như sau. Đối với phần diện tích đất tương đương với tiền sử dụng đất mà nhà đầu tư đã tạm nộp cho cơ quan nhà nước thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm thanh lý hợp đồng với nhà đầu tư (ngày 30.3.2018). Đối với phần diện tích đất chưa nộp tiền sử dụng đất thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất (ngày 11.12.2020).Liên quan đến dự án 30,2 ha phường Bình Khánh và khu đất 30,1 ha Nam Rạch Chiếc (hai dự án của Tập đoàn Novaland ở TP.Thủ Đức), thời điểm xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất đối với khu đất trong báo cáo kết quả kiểm tra số 33/2020 của Thanh tra Chính phủ được xác định như sau. Đối với phần diện tích đất hoán đổi tương ứng với số tiền nhà đầu tư đã đầu tư tại khu đất 30,2 ha phường Bình Khánh đến thời điểm năm 2008 (chi phí bồi thường, hỗ trợ, đầu tư xây dựng đã được kiểm toán, thẩm định) thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm hoàn thành việc thu hồi đất, bồi thường khu đất 30,2 ha phường Bình Khánh (ngày 20.11.2008). Đối với phần diện tích đất chưa nộp tiền sử dụng đất thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất khu đất 30,1 ha Nam Rạch Chiếc (ngày 18.4.2017).Chính phủ quy định chi tiết và tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, đầy đủ, trung thực của hồ sơ, tài liệu, số liệu, thông tin trình Quốc hội và danh mục dự án tại Nghị quyết này so với những nội dung được cấp có thẩm quyền kết luận. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, không để phát sinh tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, không hợp thức hóa các vi phạm, không để phát sinh sai phạm mới, không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí.Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thực hiện kiểm toán việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án quy định tại các điều 4, 5, 6, 7 và 8 của Nghị quyết này theo quy định của pháp luật và Nghị quyết này.UBND TP.HCM có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này tại địa phương. Trong quá trình áp dụng quy định tại Nghị quyết này mà các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có quy định thuận lợi hơn thì được lựa chọn áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.